Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

THƠ CA & TIỀN BẠC



THƠ CA &TIỀN BẠC






XƯƠNG HỌA VỀ THƠ & TIỀN BẠC

 A.BÀI XƯỚNG      

TÂM THƠ

Họ nói làm thơ chả có tiền

Đau đầu nhức óc nghĩ triền miên

Vì yêu xướng họa bay muôn ngả

Bởi thích giao lưu tới khắp miền

Ý đẹp trình làng nhiều bạn mến

Lời hay gửi khách lắm người biên

Mai về cát bụi tâm còn mãi

Muốn khúc văn chương sống dịu hiền

22/10/2017 MẠNH MẾN

B.CÁC BÀI HỌA 

1.CHƠI THƠ 

Họa loạn vận 

Làm thơ chỉ có mất thêm tiền

Suy ngẫm hàng giờ chép với biên

Xướng ngũ độ thanh dò tẩn mẩn 

Họa bài tử vận nghĩ liên miên 

Mạng Fa gặp gỡ bao người giỏi 

Bờ lốc giao lưu các bạn hiền 

Đại hội tri âm cùng chạm cốc 

Thi nhân đủ mặt cả ba miền.

TRẦN ĐÌNH THIỆN

2.VUI CÙNG THI SỸ DOANH NHÂN MẠNH MẾN

 Vì thơ khó bán lấy đâu tiền

Sắt thép buôn vào cứ miết miên

Bài viết tung ra cùng chúng bạn

Câu đăng khắp cả với muôn miền

Ai người xướng giỏi ta thì thích

Thấy kẻ họa tài tớ phải biên

Nam Bắc trên phây còn nhớ mãi

Vậy nên sống khỏe với vui hiền !

Trong Nghia Nguye

3.YÊU THƠ

Làm thơ  chẳng tính với đồng tiền 

Bởi  ngất ngây tình đoá  Mộc Miên 

Nghĩa nặng  anh em  dài  mọi tuyến 

Tình sâu bạn hữu rộng  bao miền 

Vần thương  chắt  lọc càng thêm quyện 

Chữ quí  rèn mài sẽ  kết biên 

 Phấn khởi  dòng thi  cùng Mạnh Mến

 Doanh nhân  toả sáng  tính vui hiền

Hà Quang Đình

4.TÂM THƠ

Làm thơ dẫu chẳng kiếm ra tiền

Nỗi khổ vô tình tại thất miên

Lục bát trao lời đi mỗi ngả

Đường thi gửi ý lại bao miền

Thuyền quyên gặp gỡ say từ mến

Tuấn kiệt tương phùng thỏa chữ biên

Để lúc rời xa trần tục mãi

Còn lưu sáng tỏa nghĩa lương hiền.

24/10/2017

Lê Ngọc Kiên

5.KHÓ KIẾM

Chẳng thể bày thơ để kiếm tiền

Chăng là mắc hợm thuật thôi miên

Hằng đêm ngáo chữ moi cùng nẻo

Mỗi tối say câu lật khắp miền

Vớ được từ hay nhanh nhảu quất

Mò ra ý đẹp vội vàng biên

Tay đưa vắt trán nằm suy nghĩ

Liệu nợ hay duyên hỡi bạn hiền.

Mỹ Hải

6.NHỚ HỮU LOAN

Họa loạn vận 

Làm thơ có lúc "hái ra tiền"!

Thỏa chí tang bồng khắp mọi miền

Còn nhớ Hữu Loan cùng sắc tím

Bản quyền trăm triệu giá ngoài biên*

Bao năm cặm cụi nuôi con cái

Bất khuất, kiên cường lại rất hiền

Sống được vì thơ điều an ủi

"Hoa sim" ám ảnh mãi thôi miên

Đang Đinh Duy

7.VUI LÀ CHÍNH

Cuộc sống tất nhiên phải có tiền

Nhưng đừng vất vả nghĩ triền miên

Vui chơi thoải mái ăn nhiều món

Thư dãn ngao du đến mọi miền

Thêm bạn giao lưu vui hết ý

Lắm thơ xướng họa sướng vô biên

Bỏ qua tất cả điều ngang trái

Sống khỏe,sống vui,sống dịu hiền

Bác Sĩ Hoàng Đệ

Ngày 31.10.2017

8.VƯỢT TRÊN TIỀN 

Thơ ca là thứ vượt trên tiền .

Bởi lẽ thi nhân chẳng bị miên.

Không thể đem  vàng mua được ý.

Nào đâu xách bạc tậu ra miền.

Lập công muôn thuở luôn cần đức.

Dựng nghiệp nghìn đời phải giữ biên.

Tao nhã sân chơi muôn bạn mến.

Hồn lưu hậu thế ấy Người Hiền!

 26/10/2018

 Phạm Thành Trai

9.MỘT BÀI KHÁC VẬN VỚI BÀI XƯỚNG

Nhưng cũng nói đến Thơ  và Tiền nên cũng góp vui cùng bài bài họa.

LÀM THƠ

Thơ làm chẳng bán được tiền đâu

Chỉ đón lời mơ gạn nỗi sầu

Ghẹo bản Thi Đường trong gió bấc

Ươm mầm Lục Bát giữa trời ngâu

Ngâm bình mạng ảo gieo điều ước

Xướng họa niềm vui thỏa ý cầu

Thả những câu vần êm khúc nhạc

Cho tình đất mẹ mãi hằn sâu.

Germany .15.03.16

THÀNH LONG

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

BÀ NỘI XÌ TIN

 


Tiếng hát từ lòng nhân 

Cô giáo tóc điểm sương với nụ cười hiền lành ngồi giữa gảy ghi-ta, các em nhỏ quây quần đong đưa người thả lòng theo điệu nhạc. Bài hát mừng mùa Xuân mới sang. Cô giáo là bà và các em là những đứa cháu mến yêu. Bà dạy các cháu hát, tiếng hát từ tâm, từ lòng nhân ái, bao dung và sự trắng trong của tâm hồn trẻ thơ.

Tôi đang kể về lớp học của cô Lệ Hằng, nguyên giảng viên dạy hát của Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật TP Cần Thơ. Học trò của cô ở đủ độ tuổi nhưng đông đảo và đáng yêu nhất là những em thiếu nhi, nhỏ nhất 5-6 tuổi, lớn hơn chừng 12-13 tuổi. Cô Lệ Hằng gọi đó là nhóm “Vành khuyên hát” và tôi hiểu rằng, cô chính là người cất tiếng hót cho những chú vành khuyên.

Cô Lệ Hằng và các học trò nhí cùng luyện thanh.

Cô Lệ Hằng và các học trò nhí cùng luyện thanh.

“Vành khuyên hát” nổi lên như một hiện tượng trong làng giải trí Việt từ sau khi bé Hiền Trân, thành viên nhóm, đăng quang cuộc thi “Thần tượng tương lai” do Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh tổ chức. Nhiều thành viên khác như Trâm Anh, Phương Vy, Gia Nghi, Chấn Quốc, Lan Anh… cũng vào sâu ở các sân chơi nghệ thuật quy mô toàn quốc dành cho thiếu nhi. Trước đó, Quán quân Đồ Rê Mí 2015 Hải Ngân, giải Ba Đồ Rê Mí 2013 Quỳnh Dao… cũng do cô Lệ Hằng phát hiện tài năng và tập luyện. Những chú chim vành khuyên từ đất Tây Đô luôn tạo nhiều ấn tượng đẹp.

Gặp Quán quân Hiền Trân những ngày giáp Tết, em lớn nhanh nhưng nét tinh nghịch, đáng yêu vẫn nguyên trên gương mặt cô bé 13 tuổi. Hỏi em rằng sau hơn một năm “làm người nổi tiếng”, cuộc sống Trân liệu có nhiều thay đổi, em ngây thơ rằng: “Con được mọi người biết đến và yêu thương nhiều hơn”. Có những điều không đổi là Hiền Trân vẫn ngoan, học giỏi và lễ phép. Sau khi đăng quang, Hiền Trân đã tổ chức buổi văn nghệ tri ân, tặng quà cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Hiền Trân cùng gia đình và nhóm “Vành khuyên hát” đi làm từ thiện tận miền Trung, khu vực ĐBSCL. “Thấy các bạn nhỏ bằng tuổi con mà phải cơ cực, thiếu thốn, con thương lắm”- giọng Hiền Trân hiền hậu.

Tiếp lời Hiền Trân, cô Lệ Hằng nói rằng, trẻ em như một bông hoa, hãy cho các em hồn nhiên hướng về ánh mặt trời. Chuyện dạy hát là để các em có kỹ năng, nuôi dưỡng đam mê, chứ chưa bao giờ cô nghĩ mình sẽ đào tạo ra người nổi tiếng. Vậy nên, cùng với tiếng đàn, lời ca, cô Lệ Hằng còn chăm chút cho các em cái nghĩa ở đời. Đó là nền tảng để sau này các em trưởng thành.

Mùa Vu Lan 2018, tại Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam, nhóm “Vành khuyên hát” tổ chức một chương trình nghệ thuật đầy ý nghĩa và tặng quà cho trẻ em, bà con nghèo. Kinh phí chương trình hơn 100 triệu đồng, từ gia đình các bé trong nhóm đóng góp như Hiền Trân, Bảo Thy, Gia Hân… Nhóm cũng đang chuẩn bị một chương trình từ thiện mới vào đầu năm 2019 và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phụ huynh “Vành khuyên hát”. Chẳng lăng-xê, chẳng hô hào, những việc làm ý nghĩa của “Vành khuyên hát” cứ xuôi theo dòng suối thiện lành, để ngọt ngào đọng lại trong nhân sinh quan còn thơ ngây của các em. Cô Lệ Hằng nhớ mãi, hình ảnh bé Bảo Thy nâng niu mãi bàn tay gầy của một bà lão nghèo ở Phong Điền với ánh mắt đầy sẻ chia, hình ảnh bé Hiền Trân rơm rớm nước mắt khi thăm các trẻ mồ côi ở một ngôi chùa… Tuổi thơ của “Vành khuyên hát” được lớn lên từ những hạt mầm nhân lành thế đó.

Và nếu ví von như thế, thì tôi nghĩ rằng, cô Lệ Hằng như người thợ làm vườn chuyên cần và nhiệt tâm, che chở cho hạt mầm ấy lớn lên từng ngày. Hồi năm 2017, Quán quân “Thần tượng tương lai” Hiền Trân nổi tiếng bao nhiêu thì “bà nội xì-tin” - biệt danh cư dân mạng đặt cho cô Lệ Hằng cũng vang danh không kém. Đó không chỉ vì cô quá duyên dáng và dàn dựng các tiết mục của Hiền Trân đầy “chiến thuật”, mà còn từ sự chăm chút, đồng hành của cô trong mỗi bước tiến của Hiền Trân. Đến độ, người ta lầm rằng cô là bà nội ruột của Hiền Trân.

Cô Lệ Hằng luôn đồng hành cùng những những bước đường nghệ thuật của Hiền Trân - Quán quân Thần tượng tương lai.

Cô Lệ Hằng luôn đồng hành cùng những những bước đường nghệ thuật của Hiền Trân - Quán quân Thần tượng tương lai.

Tôi và những người yêu mến cô thì không lạ, bởi biết rằng, không chỉ Hiền Trân mà bé nào trong “Vành khuyên hát” cũng được cô thương yêu như thế. Căn nhà cô Hằng trong con hẻm nhỏ ngày nào cũng rộn vang tiếng trẻ con. “Bà nội ơi con khát nước!”, “Bà cô ơi con đói bụng!”, “Còn sữa không bà nội?”… bọn trẻ cứ vây lấy cô đầy thương mến, chẳng có một ranh giới nào của những thế hệ cách nhau hơn nửa thế kỷ. Cháu nào còn nói leo, cháu nào hay vặt mắt với bạn… “bà nội xì- tin” nhắc liền, không la nhưng khuyên bảo nghiêm khắc.

Các phụ huynh của “Vành khuyên hát” thủ thỉ cho tôi nghe mấy câu chuyện về cô Lệ Hằng. Như chuyện cách đây 3 năm về trước, có một người đàn ông ngoài 30 tuổi bán chổi dạo, cứ đứng trước nhà cô nhìn chăm chăm mỗi khi cô dạy trẻ em hát. Bằng nhạy cảm của một người phụ nữ “gừng cay muối mặn”, cô Lệ Hằng bắt chuyện và biết rằng, anh có cô con gái 5 tuổi mê hát lắm, ngặt vì nghèo, không có tiền cho con đi học. Chẳng chút nghĩ suy, cô nói ngay: “Mai chở cháu lại cho cô!”. Từ đó đến nay ngót đã 3 năm, bé vẫn học ở lớp dạy hát của cô, đã từng vào sâu các cuộc thi “Tuyệt đỉnh song ca nhí”, “Biệt tài tí hon”… Cô vẫn dạy miễn phí và chăm chút bằng hết sức mình cho bé.

Sổ ghi tiền đóng học phí của cô Lệ Hằng cũng chẳng có một định lượng nào cụ thể. Bé này đóng 1,5 triệu đồng/tháng, bé khác 1 triệu đồng, bé khác 500.000 đồng, có nhiều bé miễn phí hoàn toàn… “Tùy hoàn cảnh mà phụ huynh hỗ trợ cô. Mấy bé nhà khó khăn quá thì mình tính khác”, cô Lệ Hằng lý giải. Một chuyện hay nữa là có nhiều bé bị tật nói ngọng, nói đớt, đến độ khó nghe nhưng lại yêu ca hát, muốn được hát. Một ca sĩ trọn đời theo nghiệp như cô Lệ Hằng thì nỡ nào khước từ những ước mơ đó, dẫu biết sẽ nhiều khó khăn. Cô kiên trì tập cho các em nói, tập phát âm, động tác của lưỡi, cách lấy hơi… Ngày này qua tháng nọ, năm này qua năm khác, những đứa trẻ ngọng nghịu ngày nào giờ đã hát tròn vành rõ chữ bài “Gia đình nhỏ hạnh phúc to”, “Ba ngọn nến lung linh”… Niềm vui ấy, cứ khiến cô Hằng rưng rưng mãi.

DUY KHÔI

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

MÓN QUÀ QUÝ

 

THỨ TƯ, 7 THÁNG 10, 2020

MÓN QUÀ QUÝ CHO "O DU KÍCH NHỎ "



 

rss

MÓN QUÀ QUÝ

“O du kích nhỏ” vỡ òa niềm vui khi nhận món quà giản dị của Chánh án TANDTC

11/9/2020 11:24 UTC+7
 Bức tranh bằng đồng về hình ảnh nữ du kích năm xưa áp giải phi công người Mỹ là món quà của Chánh án TANDTC gửi đến “O du kích nhỏ” Nguyễn Thị Kim Lai trong những ngày đầu tháng 9, nhằm thể hiện chân tình cảm kích, một lời tri ân đầy trân quý.

Cảm kích “O du kích nhỏ”…

Chiến tranh đã lùi xa, O du kích nhỏ năm xưa lần đầu tiên được biết đến qua bức ảnh của nhà báo Phan Thoan và nhiều tác phẩm thi ca giờ đây đã ngoài 70 tuổi, mái đầu đã bạc trắng. “O” cũng đã làm bà của đám cháu nhỏ nội, ngoại trong căn nhà cấp bốn ở trong hẻm nhỏ đường Xuân Diệu, phường Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) nhiều năm nay.

Nhớ lại, cách đây 55 năm, ngày mà bà Nguyễn Thị Kim Lai – nữ dân quân bé nhỏ, hai tay ôm súng, ánh mắt đầy vẻ cương quyết, áp giải một phi công Mỹ to lớn đang cúi đầu bước đi, mới thấy hết sự gan dạ, lòng quyết tâm và ý chí kiên cường của người phụ nữ nhỏ nhắn khi ấy. Cũng chính hình ảnh “O du kích nhỏ” sau đó đã đi vào thi ca và như một biểu tượng sáng chói của người phụ nữ Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Là niềm tự hào, biểu tượng về tinh thần bất khuất, quật cường của dân tộc Việt Nam trước nhiều nước lớn trên thế giới.

“O du kích nhỏ” vỡ òa niềm vui khi nhận món quà giản dị của Chánh án TANDTC

Bức ảnh "O du kích nhỏ" của nhà báo Phan Thoan

Bà Nguyễn Thị Kim Lai là con út trong gia đình có 4 anh em ở xã Phú Phong (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh). Năm 1965 khi học hết lớp 7, giặc Mỹ đánh phá miền Bắc, “O” Lai vào đội dân quân tự vệ của xã, tham gia trực chiến, đào hầm. Hà Tĩnh thời điểm đó liên tục bị máy bay Mỹ oanh tạc, bom đạn gầm rú ngày đêm, nhiều tuyến đường huyết mạch qua đây bị chia cắt, làng mạc tiêu điều.

Ngày 20/9/1965, hàng chục máy bay Mỹ thả bom xuống cây cầu thuộc xã Lộc Yên. Quân và dân Hà Tĩnh đã anh dũng chiến đấu bắn trả, một chiếc máy bay Mỹ bị trúng đạn bốc cháy, phi công nhảy dù xuống vùng núi Hương Khê. Nhận tín hiệu ứng cứu, 3 trực thăng của Mỹ đến yểm trợ, song một chiếc bị quân dân Hà Tĩnh bắn hạ, bốc cháy. Ba phi công tiếp tục bung dù xuống núi.

Chuyện tiếp theo được bà Lai kể lại với chúng tôi rằng, 9h sáng hôm sau, khi đang cùng dân quân tìm kiếm phi công Mỹ tại cánh rừng ở xã Hương Trà, bà phát hiện ở hốc đá cách đó khoảng vài mét có tiếng động lạ. Tiến lại gần, bà thấy một phi công đang ngồi co ro, sợ hãi. Bà đã bắn 3 phát súng chỉ thiên và phi công này đã giơ tay đầu hàng. Nghe tiếng súng, mọi người chạy đến khống chế, trói tay phi công. Vài ngày sau, những phi công còn lại cũng bị bắt.

"Lúc ấy tôi cao 1,47m, nặng 37kg còn người phi công cao 2,2m, nặng 125kg. Tôi là người phát hiện đầu tiên, cũng nhỏ nhất trong tiểu đội, nên mọi người đã để tôi cầm súng giải phi công Mỹ về huyện. Trên đường về, nhà báo Phan Thoan đã chụp lại khoảnh khắc này", bà Lai bùi ngùi nhớ lại.

Sau thời gian dài công tác trong quân ngũ, bà Lai đi học Y tá. Năm 1977 bà về làm ở Viện Đông Y Hà Tĩnh, lập gia đình, sinh được 3 người con. Phi công William Andrew Robinson bị bắt làm tù binh, sau đó giam giữ 2.703 ngày, đến tháng 12/1973 cũng đã được trao trả về nước.

Năm 1995, sau khi xem bức ảnh chụp “O du kích nhỏ giương cao súng”, cố đạo diễn Lê Mạnh Thích làm việc tại Xưởng phim Tài liệu và Khoa học T.Ư đã có ý tưởng và làm bộ phim Cuộc hội ngộ sau 30 năm, do Hãng truyền hình NHK (Nhật Bản) tài trợ. Trong phim có phân cảnh bà và William gặp lại nhau.

Không lâu sau đó, bà Lai và William được hội ngộ một cách bất ngờ. Người phi công Mỹ năm xưa đã xúc động nói: “Nếu như hồi đó một trong hai người chĩa súng bắn về phía bên kia đối phương, tôi và bà sẽ không có ngày hôm nay”.

… Đến món quà ân tình của Chánh án TANDTC

Trong chuyến công tác về nguồn nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, gặp mặt các thương bệnh binh, Anh hùng Lực lượng vũ trang tại TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh), Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình đã rất xúc động khi gặp và trò chuyện cùng những thương binh ở đây. 

“O du kích nhỏ” vỡ òa niềm vui khi nhận món quà giản dị của Chánh án TANDTC

“O du kích nhỏ” vỡ òa niềm vui khi nhận món quà giản dị của Chánh án TANDTC

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình thăm, tặng quà và trò chuyện cùng thương binh Nguyễn Thị Kim Lai trong chuyến công tác về nguồn.

Trò chuyện cùng thương binh Nguyễn Thị Kim Lai, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã nói: Đất nước thực sự may mắn khi có những con người như chị, đầy gan dạ, kiên cường. Chẳng ai dám tin một người phụ nữ nhỏ bé lại đi áp giải phi công Mỹ to lớn như thế, đó thật là điều phi thường. "O du kích nhỏ" đã và sẽ luôn là biểu tượng đẹp đẽ cho các thế hệ mãi noi theo.

Cũng tại buổi gặp mặt này, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã có ý định đặt làm một bức tranh đồng về hình ảnh nữ du kích năm xưa áp giải phi công người Mỹ để tặng bà Lai, nhằm thể hiện sự cảm kích, một lời tri ân đầy trân quý của Chánh án đến “O du kích nhỏ”.

“O du kích nhỏ” vỡ òa niềm vui khi nhận món quà giản dị của Chánh án TANDTC

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cùng Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh trao món quà của Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho “O du kích nhỏ”

Những ngày đầu tháng 9, trong không khí đất nước hân hoan kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh mùng 2/9, cũng như kỷ niệm 75 năm Ngày ngày thành lập TAND, món quà của Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã được Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cùng Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh chuyển tới “O du kích nhỏ”. Bức tranh bằng đồng đã khắc họa lại một cách sinh động khoảnh khắc bà Lai năm xưa đang áp giải phi công người Mỹ, một hình ảnh đầy ý nghĩa và sống mãi với thời gian

Nhận món quà của Chánh án Nguyễn Hòa Bình, bà Lai xúc động nói: Cuộc sống tuổi già bây giờ ngoài niềm vui bên con cháu thì những lời động viên, hay những món quà thể hiện sự quan tâm, biết ơn đến thế hệ chúng tôi là điều vô cùng quý giá. Đó là sự khích lệ, động viên để chúng tôi tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, gương mẫu trong xây dựng gia đình văn hóa, động viên con cháu tham gia đóng góp xây dựng và phát triển kinh tế ở địa phương.

“O du kích nhỏ” vỡ òa niềm vui khi nhận món quà giản dị của Chánh án TANDTC

Bà Nguyễn Thị Kim Lai xúc động bên bức tranh của Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình tặng.

“Thực sự tôi rất vui khi nhận được món quà ý nghĩa của Chánh án TANDTC. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Chánh án Nguyễn Hòa Bình, cũng như cán bộ công nhân viên chức và người lao động ngành Tòa án trong suốt thời gian qua đã luôn quan tâm, khích lệ tôi”, bà Lai không giấu nổi xúc động chia sẻ.

"O du kích nhỏ" được biết đến là tác phẩm ảnh đen trắng khổ dọc của nhà báo Phan Thoan (nguyên phóng viên Báo Hà Tĩnh). Bức ảnh miêu tả nữ dân quân đội mũ cối, hai tay cầm súng, áp giải một phi công Mỹ to lớn. Cả hai bước đi, phi công bị còng tay, đầu cúi thấp. Bức ảnh gây tiếng vang, được xem là nguồn động viên quân và dân miền Bắc chống lại chiến tranh phá hoại của không lực Mỹ.

Năm 1966, bức ảnh “O du kích nhỏ” được trưng bày trong triển lãm ảnh toàn quốc. Khi xem bức ảnh này, nhà thơ Tố Hữu đã viết 4 câu thơ: "O du kích nhỏ giương cao súng/ Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu/ Ra thế! To gan hơn béo bụng/ Anh hùng đâu cứ phải mày râu!".

Hai nhân vật trong bức ảnh là nữ du kích Nguyễn Thị Kim Lai (ngày đó 17 tuổi, trú xã Phú Phong, Hương Khê, Hà Tĩnh) và phi công Mỹ William Andrew Robinson (22 tuổi).

Tiếp đó, năm 1967, bức ảnh được đưa lên tem thư của Bưu điện Việt Nam nhân dịp máy bay thứ 2.000 của Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc. Con tem này đã được gửi đi 167 nước, trong đó có cả Mỹ.