Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Con gái Michael Jackson càng lớn càng xinh

Con gái Michael Jackson càng lớn càng xinh

Xuất hiện trên sóng truyền hình mới đây, con gái duy nhất của "ông vua nhạc Pop" Michael Jackson gây bất ngờ với ngoại hình xinh đẹp, sắc sảo ở tuổi 18.
Khi xuất hiện trên chương trình The Tonight Show cùng MC Jimmy Fallon vào ngày 20/3, con gái "ông vua nhạc pop" Michael Jackson gây ấn tượng với diện mạo xinh đẹp, cá tính.
Con gai Michael Jackson cang lon cang xinh - Anh 2
Gương mặt sắc sảo cùng mái tóc ngắn năng động của Paris Jackson dành được nhiều lời khen. Cô gái 18 tuổi chọn trang phục kín đáo. Cô trả lời phỏng vấn rất chuyên nghiệp và tự ti

Trong chương trình, con gái duy nhất của siêu sao nhạc pop vui vẻ tiết lộ mình vừa ký hợp đồng làm người mẫu độc quyền cho công ty IMG Models. Cô chia sẻ đang rất háo hức với những dự án nghệ thuật sắp tới. Dù được thừa kế khối gia sản kếch xù từ người cha nổi tiếng nhưng Paris cho biết cô vẫn cần phải lao động để tự kiếm tiền và theo đuổi đam mê.
Con gai Michael Jackson cang lon cang xinh - Anh 4
Bước qua tuổi thiếu niên nổi loạn, Paris Jackson dần chín chắn và trưởng thành. Cô khẳng định sẽ theo đuổi nghệ thuật và mơ ước trở thành siêu mẫu hàng đầu tại Mỹ. Trước đó, cô vừa có màn xuất hiện ấn tượng trên trang bìa tạp chí Harper Bazaar.
Con gai Michael Jackson cang lon cang xinh - Anh 5
Paris Jackson bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn ở những sự kiện giải trí lớn. Hình ảnh mới đây của cô tại lễ trao giải Grammy cũng chỉn chu trong cách trang điểm, ăn mặc. Cô vừa góp mặt trong vai khách mời bộ phim nhạc kịch Star.
Con gai Michael Jackson cang lon cang xinh - Anh 6
Paris thường xuyên xuất hiện với dáng vẻ năng động, cá tính cùng nhiều hình xăm.
Theo Phương Linh
Zing

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

PHIM TÀI LIỆU SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH

PHIM TÀI LIỆU SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH

NGƯỜI HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI

Các nhà khoa học nghiên cứu người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới suốt 12 năm và đây là những gì họ tìm được

Trong khi hạnh phúc thường được coi là một thứ khó có thể đo lường chính xác thì vị thiền sư Tây Tạng này lại được mệnh danh là người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới. Vậy ở ông có gì khác mọi người?
Matthieu Ricard, một nhà sư phật giáo Tây Tạng từng được coi là người đàn ông hạnh phúc nhất trên thế giới. Nhiều người tự hỏi, bí quyết để có một cuộc sống hạnh phúc như vậy là gì?
Các nhà khoa học tại đại học Wisconsin đã gọi ông bằng cái danh xưng này sau ki họ tiến hành cuộc nghiên cứu 12 năm về thiền với ông Matthieu Ricard. Tuy nhiên, vị thiền sư đang sống tại một tu viện Nepal cho biết ông thấy cái danh xưng mà mọi người gọi ông nghe hơi buồn cười.
"Tôi biết nhiều nhà sư hạnh phúc hơn mình", Matthieu Ricard chia sẻ với tạp chí GQ. 
Các nhà khoa học nghiên cứu người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới suốt 12 năm và đây là những gì họ tìm được - Ảnh 1.
Matthieu Ricard, người đàn ông được mệnh danh là có cuộc sống hạnh phúc nhất thế giới.
Sau khi nghiên cứu được đưa ra trước công chúng, Matthieu Ricard cảm thấy cuộc sống của mình đang bị dư luận soi mói quá nhiều. Ricard đã hỏi xin Đạt-Lai Lạt Ma xem ông có thể biến mất một thời gian hay không. Tuy nhiên, Lạt Ma nói rằng thế giới này cần sự dẫn dắt của Matthieu Ricard.
"Nếu họ muốn con làm người hạnh phúc nhất thế giới, hãy là người hạnh phúc nhất thế giới", ngài căn dặn.
Để đưa ra kết luận Ricard là người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới, nhà khoa học thần kinh Richard Davidson đã sử dụng 256 cảm biến nhiệt trong khi vị thiền sư ngồi thiền. Davidson khám phá ra rằng bộ não của Ricard sản xuất ra một lượng sóng gamma liên quan tới vấn đề nhận thức, khả năng chú ý, khả năng học và trí nhớ tốt. Trường hợp này chưa từng được báo cáo trước đây. 
Các nhà khoa học nghiên cứu người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới suốt 12 năm và đây là những gì họ tìm được - Ảnh 2.
Nhiều nhà sư tại các quốc gia như Nepal, Bhutan thường duy trì việc thiền mỗi ngày để có cuộc sống hạnh phúc, an lành.
"Việc quét cơ thể cũng chỉ ra một lượng hoạt động dư thừa trong bán cầu não trái của ông Ricard, so với bán cầu não phải. Điều này tăng khả năng "tích trữ" niềm hạnh phúc và giảm xu hướng quan tâm tới những thứ tiêu cực", Davidson chia sẻ.
Khi được hỏi về việc làm cách nào để có niềm vui cuộc sống, Ricard chia sẻ trên trang Business Insider rằng lòng nhân từ và chủ nghĩa vị tha là điều quan trọng. Bạn có thể rèn luyện trí não bằng cách nghĩ về những điều vui vẻ liên tục trong 15 phút mỗi ngày. Khoa học cũng đã kiểm định và chỉ ra rằng việc thiền 20 phút mỗi ngày khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.
(Theo Independent)

NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20-3

Những điều chưa biết về ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Ngày Quốc tế Hạnh phúc được Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon chính thức công bố tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc về vấn đề này từ tháng 6/2012. 
Đến nay, đã có 193 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam cùng cam kết ủng hộ, hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để xây dựng một thế giới đại đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, đem lại hạnh phúc cho nhân loại. 
Liên Hợp Quốc quyết định kỷ niệm ngày này theo đề xuất của Vương quốc Bhutan, một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Nam Á, nằm sâu trong lục địa phía Đông dãy Himalaya. 
Bắt đầu từ những năm 1970, nhà vua của vương quốc này đã đưa ra một cách thức mới đánh giá sự thịnh vượng của xã hội, đó là thông qua chỉ số hạnh phúc quốc gia, bên cạnh các chỉ số về kinh tế thường được dùng để đánh giá về sự giàu có vật chất. 
Chỉ số này được tính toán dựa trên các yếu tố về sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân.
Trong cuộc họp phát động Ngày Hạnh phúc Thế giới, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon phát biểu: “Chúng ta cần một mô hình kinh tế mới nhận diện được tầm quan trọng của ba yếu tố tối cần thiết cho sự phát triển bền vững. Ba yếu tố đó gồm: Xã hội - Kinh tế - Môi trường. Nếu làm được cả 3 điều này, chúng ta sẽ có một thế giới hạnh phúc”.
Việc Liên Hiệp Quốc chọn ngày 20/3 là ngày Quốc tế Hạnh phúc, còn vì đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau - là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. 

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

VALENTINE TRẮNG 14-3 - WHITE VALENTNE-WHITE DAY 
Ý nghĩa và nguồn gốc ngày Valentine Trắng 14/3
Có lẽ rằng, nhiều bạn trẻ Việt Nam sẽ thắc mắc Valentine Trắng là ngày gì khi mới qua ngày Lễ Tình nhân (14/2) được 1 tháng. Cùng tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của ngày này để hiểu thêm về ngày lễ đặc biệt - Valentine Trắng (14/3).
Tình yêu luôn mới mẻ mỗi ngày, người ta dường như yêu nhau nhiều hơn sau những giấc mơ dịu dàng, có lẽ vì thế mà một ngày Valentine dường như là chưa đủ. Bởi vậy, từ đất nước mặt trời mọc, một ngày lễ Tình nhân nữa ra đời và nhanh chóng được các bạn trẻ đón nhận, đó là ngày Valentine Trắng 14/3.

Valentine Trắng còn được biết đến với những cái tên như White Valentine, White Day. White Day diễn ra sau Valentine đúng 1 tháng, vào ngày 14/3, là dịp để những bạn nam đáp lễ các bạn nữ hoặc là ngược lại. 
1.Nguồn gốc ngày Valentine Trắng
Valentine Trắng có nguồn gốc từ Nhật Bản, đi kèm theo một sự tích khá nhẹ nhàng, mộc mạc và dễ thương. Vào năm 1965 tại Nhật, một chàng trai bán kẹo dẻo muốn đáp trả lại tình cảm của cô gái thầm thương trộm nhớ mình hôm Valentine Đỏ (14/2) nên đã làm tặng nàng một hộp kẹo thật lớn, trắng như tuyết. Đó cũng chính là sự tích ngày Valentine Trắng.
2.Ý nghĩa và nguồn gốc ngày Valentine Trắng 14/3
Valentine Trắng là dịp để các bạn trẻ đáp lại tình cảm người thương yêu mình.
Dường như ngày Valentine Đỏ (14/2) ngọt ngào vẫn chưa đủ với những con tim đang yêu, vậy nên, nhiều bạn trẻ tại Nhật đã lấy thêm ngày Valentine Trắng để tỏ tình cảm với người thương yêu của mình. Sau ngày Valentine Đỏ tròn đúng 1 tháng, nhiều bạn trẻ sẽ đáp lại người thương yêu những món quà mà họ nhận được trong ngày 14/2.
Đến nay, ngày Valentine Trắng dần được mọi người chuyển thành White Valentine – Ngày đáp trả. Trong ngày này, không còn gì ý nghĩa hơn là việc bạn sẽ đáp trả lại người con gái yêu thương của mình trong suốt thời gian dài những món quà hoặc lời nói cảm động, dễ thương và chân thành. Đừng bao giờ bỏ qua ngày 14/3 để làm những việc yêu thương với phái yếu.
Mặc dù ngày Valentine Trắng không phổ biến như Lễ tình nhân 14/2 nhưng trong ngày này vẫn có nhiều người tặng quà cho một nửa của mình. Điều đặc biệt, trong ngày Valentine Trắng, bánh quy, kẹo và socola trắng được ưa chuộng thay vì những loại socola thông thường. 
Trong ngày Valentine Trắng, bánh quy, kẹo và socola trắng được ưa chuộng thay vì những loại socola thông thường. Ảnh minh họa.
Valentine Trắng còn gọi là White Day. Những người trẻ tuổi tin rằng, nếu một ai đó tặng bạn bánh quy vào ngày này thì điều đó có nghĩa là người đó yêu bạn, kẹo có nghĩa là người đó thích bạn còn nếu là socola trắng thì có nghĩa là “Chúng ta hãy làm bạn nhé!”. Bên cạnh đồ ăn, những món quà khác cũng được lựa chọn như đồ trang sức, túi xách, giày, khăn, thú nhồi bông. Ở Mỹ một số chàng trai còn tặng đồ lót cho bạn gái của mình.









Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

TÌM MẸ

TÌM MẸ
Cô gái xinh đẹp Thanh Hóa khao khát tìm mẹ ruột sau 24 năm lưu lạc
Trong những giấc mơ, Bùi Thị Hà Vân vẫn thấy mẹ đẻ và chị gái cười tươi rạng rỡ, đón cô vào lòng. Nhưng, tỉnh giấc, cô gái 24 tuổi quê Thanh Hóa vẫn thấy mình cô đơn, lạc lõng giữa xứ người.
Bùi Thị Hà Vân ước mơ được gặp lại mẹ đẻ, dù chỉ một lần
(ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP)
Bùi Thị Hà Vân đang làm việc tại một khách sạn quận Hà Đông, Hà Nội. Cô gái có ngày sinh ghi trên giấy khai sinh 24.12.1993, chào đời tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Thanh Hóa. Mẹ đẻ của Vân vì hoàn cảnh nghèo túng, khó khăn không thể nuôi cô nên sau ngày sinh đã trao con cho một người phụ nữ khác nhờ yêu thương, chăm sóc.
Người phụ nữ ấy là bà Bùi Thị Gián, năm nay 81 tuổi, đang sinh sống ở khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội. Bà Gián xin Vân từ bệnh viện về, trao em bé còn đỏ hỏn cho em gái mình, là bà Bùi Thị Bảy, một giáo viên nghỉ hưu không chồng, không con. Bùi Thị Hà Vân lớn lên trong tình yêu thương vô bờ của những người phụ nữ không cùng huyết thống, cho đến một ngày, trái tim cô mách bảo, cô phải đi tìm mẹ đẻ của mình.
“Tôi không biết tên của mẹ”
Khi Vân về với gia đình mẹ nuôi, bà Bùi Thị Bảy đã ngoài 50 tuổi, nghỉ hưu. Bà Bảy yêu thương Vân hết mực và không bao giờ nói với Vân rằng cô không phải con do bà sinh ra. Năm Vân học lớp 11, bà Bảy mắc bệnh, ốm yếu rồi qua đời. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, bà nói với bà Gián, chị gái mình rằng cố gắng thương yêu, chăm sóc Vân thay bà


“Ngày còn nhỏ, khi tôi nghe chúng bạn trêu chọc, rồi hàng xóm người này người kia nói tôi chỉ là con nuôi, tôi không nghi ngờ gì hết, vì mẹ Bảy luôn yêu thương tôi vô cùng, bà cũng mắng luôn những ai nói tôi là con nuôi. Nhưng sau khi mẹ Bảy mất, bác Gián tôi đã nói hết sự thật”, Vân bộc bạch.
Cô gái trẻ trải lòng: “Bác tôi ngày càng già yếu. Bác bảo không biết mình khi nào chết, trước khi chết chỉ mong tôi tìm được máu mủ để mẹ con, chị em gặp nhau, để tôi có chỗ dựa, ít nhất về mặt tinh thần”.
Bùi Thị Hà Vân ngày nhỏ (bìa phải) với mẹ nuôi và ngày là học sinh cấp 2 tại Thanh Hóa ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP
Bà Bùi Thị Gián là người đón Bùi Thị Hà Vân từ Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa từ tay người mẹ trẻ bất hạnh không đủ điều kiện nuôi con vào năm 1993. Tuy nhiên, ngày đó, người phụ nữ còn rất trẻ sau khi trao đứa con mình dứt ruột đẻ ra cho một người xa lạ không hề để lại bất cứ một kỷ vật gì, thậm chí chỉ là một cái tên.
“Bác Gián tôi chỉ nhớ rằng, đó là một ngày cuối năm 1993, mẹ đẻ tôi khi đó chừng ngoài 25 tuổi. Ngoài tôi, bên cạnh mẹ còn có một bé gái, là chị gái ruột của tôi, khi đó chừng 4 – 5 tuổi. Lúc bác Gián tôi đến bế tôi khỏi tay mẹ, chị ấy cứ khóc ngằn ngặt và hét lên: “Không được mang em đi”. Thế nhưng, một cô y tá chạy đến và bảo, “mẹ cháu khó khăn lắm, không nuôi cả hai chị em được, nếu em không đi thì cháu phải đi”. Mẹ đẻ tôi khóc như mưa, chỉ nói mấy câu với bác Gián tôi, đại ý rằng trăm sự nhờ chị trông nom cháu”, Bùi Thị Hà Vân bồi hồi kể lại câu chuyện của mình.
“Không biết bây giờ mẹ có khỏe không”
Năm Vân học lớp 11, mẹ nuôi cô gặp bạo bệnh rồi qua đời. Các chú bác nuôi cũng đều lớn tuổi, Vân một mình sống trong căn nhà nhỏ ở thôn Viên Hỷ, xã Định Hưng, huyện Yên Định, Thanh Hóa, mái nhà có bao nhiêu kỷ niệm của cô và người mẹ nuôi sớm hôm tần tảo. Vân không đói ăn, không thiếu mặc vì có bác Gián và các chú cô khác cho tiền, cho gạo.
Cô gái 24 tuổi khao khát tìm được mẹ và chị gái
Tuy nhiên, nhiều đêm thao thức trong căn nhà lạnh lẽo phảng phất mùi nhang khói, cô thấy mình cô đơn, lạc lõng, không biết mình là ai, mẹ đẻ mình nơi đâu, chị gái mình hiện giờ có cuộc sống ra sao.

Vân nuốt nước mắt, cố gắng học hết cấp 3 tại Trường THPT Yên Định 1, Thanh Hóa, sau đó thi đỗ vào Trường CĐ du lịch Hà Nội. Những năm gần đây, bác Gián của Vân theo các con ra Hà Nội sinh sống (tại khu đô thị Văn Quán), do đó đón Vân về chung sống cùng để cháu gái đỡ buồn tủi.

Cô gái trẻ 24 tuổi đến hôm nay đã có một công việc tạm thời ổn định, có thu nhập đủ nuôi sống bản thân vẫn khao khát tìm được mẹ ruột, chị ruột để giải đáp một câu hỏi bấy lâu trăn trở trong mình: “Mẹ đẻ của tôi đang nơi đâu?”.
Vân bộc bạch: “Tôi không hề oán trách mẹ tôi. Chỉ vì mẹ khổ quá, không nuôi được tôi nhưng mẹ đã gửi tôi cho một gia đình rất tốt, ai cũng chăm sóc, yêu thương tôi, đến tận ngày hôm nay. Nhưng một giọt máu đào hơn ao nước lã, con người phải biết nguồn cội của mình ở đâu. Tôi muốn tìm thấy mẹ, để ôm mẹ, khóc trong lòng mẹ. Ngày trao tôi cho người khác, mẹ rất khó khăn, không biết bây giờ mẹ có khỏe không?”.

Hà Vân luôn tin rằng, bây giờ mẹ và chị gái cô cũng đang đi tìm mình
Suốt thời gian qua, Bùi Thị Hà Vân đã nhờ người quen tìm kiếm thông tin trong Bệnh viện phụ sản thành phố Thanh Hóa, nhiều người gợi ý Vân có thể nhờ chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly giúp đỡ, nhưng cái khó khăn nhất, Vân không biết tên mẹ, tên chị gái là gì, một tấm ảnh, một đặc điểm khuôn mặt, hình dáng… của mẹ, của chị, Vân cũng không hay biết. Đến ngày sinh của Vân, 24.12.1993 cũng chỉ do mẹ nuôi tự đặt trong giấy khai sinh, không phải ngày sinh chính xác của Vân.

“Nhưng còn hi vọng, tôi còn ước mơ. Tôi nghĩ rằng mẹ tôi, chị tôi bây giờ cũng đang nóng lòng muốn gặp lại tôi, nhưng mọi người không biết tôi đang nơi đâu. Xin hãy giúp tôi tìm mẹ, tìm chị của mình”, Vân mong mỏi…

Thúy Hằng / Theo Thanh Niên

Nguồn:http://thanhnien.vn/doi-song/co-gai-xinh-dep-thanh-hoa-khao-khat-tim-me-ruot-sau-24-nam-luu-lac-814301.html

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

LÝ BẠCH

Lý-Bạch, Nhà-Thơ Chết Vì Trăng




Trong văn-học-sử Trung-Hoa, thời thịnh Đường (Lý-Long-Cơ 618-907), có hai Nhà-Thơ nổi-tiếng và được mọi người nể-trọng, đó là Lý-Bạch (李白) và Đỗ-Phủ (杜甫). Lý-Bạch được tôn là Thi-Tiên, còn Đỗ-Phủ (nhỏ hơn ông 11 tuổi) là Thi-Thánh. Thật vậy, ông là một Nhà-Thơ nổi-tiếng không những ở trong nước, mà còn ở nước ngoài nữa.
I. Tiểu-Sử Lý-Bạch:
Lý-Bạch (701-762), tự Thái-Bạch, hiệu Thanh-Liên cư-sĩ, sinh tại Lũng-Tây, Cam-Túc, làng Thanh-Liên, huyện Thiên-Thủy. Ông lớn hơn Thôi-Hiệu 3 tuổi. (XemThôi-Hiệu Và Bài Thơ Hoàng-Hạc Lâu của cùng người viết trên LH). Ông được kính-nể nhờ tài uống rượu và làm thơ. Năm 10 tuổi, ông đã biết làm thơ và phần nhiều thơ rất hay. Ông thuộc lầu Kinh Thi và Kinh Thư. Nhờ cha mẹ khá-giả, ngay từ nhỏ ông đã có “máu” giang-hồ. Ông là người chán cảnh danh-lợi, chỉ thích bầu rượu túi thơ, nay đây mai đó. Năm 10 tuổi, gia-đình ông chuyển về huyện Chương-Minh, Tứ-Xuyên. Tại đây Lý-Bạch thích học kiếm-thuật, và tài làm thơ của ông phát-triển. Năm 16 tuổi, mọi người ở Tứ-Xuyên đều biết tiếng ông, nhưng ông lại tỏ ra chán-nản, lên núi sống ẩn-dật.
Hai năm sau, ông hạ sơn, đi khắp các tỉnh Hà-Bắc, Giang-Tây, Tràng-An... Năm mới 20 tuổi, ông đã đi khắp nước Thục, trở về gia-đình, chuẩn-bị mọi thứ cần-thiết cho cuộc hành-trình sắp tới. Ông đến xin làm cho quan thứ-sử Ích-Châu là Tô-Dĩnh, được ông này trọng-vọng.
Có thể nói, Lý-Bạch là một Nhà Thơ “bất-cần đời". Xem tiểu-sử của ông, ta thấy đã mấy lần ông từ-chối “áo mũ xênh-xang” của Vua Đường, từ-chối sang giầu, vàng bạc. Ông không thích bị bó-buộc trong “lầu son gác tiá”, mà chỉ thích bầu rượu túi thơ, ngao-du, giang-hồ nay đây mai đó.
Năm 723, Lý-Bạch đeo một bầu rượu lớn, lên đường ngao-du. Trong khoảng ba năm đầu, ông đã chiêm-ngưỡng hầu hết cảnh đẹp của đất nước Trung-Hoa lúc bấy giờ. Đến năm 726, ông kết-duyên cùng cháu gái của Hứa tướng-công ở Vân-Mộng. Năm 30 tuổi tiếng-tăm của ông đã vang đến triều-đình. Ông được mời ra làm quan, nhưng không nhận.
Năm Khai-Nguyên thứ 23 (735), ông dẫn vợ qua nước Tề, Lỗ, và định- cư ở Nhiệm-Thành. Nơi đây, Lý-Bạch được năm người bạn rủ lên núi thưởng-ngoạn, uống rượu làm thơ ở Trúc-Khê. Nhóm này được gọi là " Trúc-Khê Lục-Dật" (sáu người ẩn-dật trong khe trúc).
Năm 741, Lý-Bạch lại từ-bỏ gia-đình, vợ con, đến Hồ-Nam rồi Giang-Tô, Sơn-Đông... Đi đến đâu, ông nổi-tiếng đến đó.
Năm Thiên-Bảo (742) thứ nhất, ông đến Cối-Kê ở ẩn tại Thiểm-Trung. Sau đó về Trường-An, ở đây ông gặp Thái-tử Hạ-Tri-Chương, trở nên đôi bạn rượu thơ thân- thiết. Ông được Thái-tử tiến- cử lên vua Đường-Minh-Hoàng. Vua Đường nghe danh-tiếng ông đã lâu, nên rất thích ông, vời vào Điện Kim-Loan thảo thư-từ, về sau được phong làm Hàn-Lâm, chuyên giữ việc mật. Ông được vua Đường và Hoàng-Hậu Dương-Quý-Phi yêu-mến. Tại đây, ông ở trong nhóm " Tửu trung bát tiên".
Năm 745, vì lối sống buông-thả, rượu-chè của ông, lại bị gièm-pha nên Dương-Quý-Phi chán-ghét, làm Vua cũng khó xử vì mến tài ông.
Lý-Bạch là người thông-minh, tự nhận ra điều đó, rồi vì tính thích ngao-du đó đây, ông xin từ-biệt vua. Vua chiều theo, lại tặng thêm rất nhiều vàng nhưng ông không nhận. Cuối cùng, vua cho ông quyền uống rượu khỏi trả tiền tại bất cứ quán rượu nào đi qua, tiền rượu sẽ do ngân-khố thanh-toán. Vì thế, trong 10 năm kể từ khi rời cung. Lý-Bạch tha-hồ uống rượu và đi chơi. Nhờ đi quá nhiều, ông quen biết và thân-thiết với rất nhiều thi-tài. Năm 744, ông gặp Đỗ-Phủ ở Lạc-Dương. Đỗ-Phủ còn trẻ tuổi, trong khi Lý-Bạch đã có tiếng-tăm trên thi-đàn. Họ là "đôi bạn vong-niên". Hai ông đã đối-ẩm, làm thơ với nhau. Họ chỉ gặp lại nhau một lần nữa vào năm 745, chín năm sau thì Thôi-Hiệu, tác-giả Hoàng-Hạc Lâu, qua đời. (Xem Thôi-Hiệu của cùng người viết).
Sau vì binh-biến, loạn-lạc, Lý-Bạch về ở ẩn tại Lư-Sơn. Năm 757 (56 tuổi), Tiết-Độ-Sứ Vĩnh-Vương-Lân đến tận nơi mời ông về phủ. Nể lời, Lý-Bạch đành phải đi theo. Đến khi Lân tạo-phản, bị bắt, Lý-Bạch cũng chạy trốn, nhưng không thoát. Lúc sắp bị tử-hình, may có Tuyên-Uý Đại-sứ Thôi-Chi-Hoán và quan Ngự-sử Tống-Nhược-Tư che-dấu. Qua năm 757 bị triều-đình bắt lại, nhưng nhờ Thôi-Chi-Hoán bênh-vực, ông được giảm xuống tội bị đầy. Năm 758, trên đường đi đầy, Lý-Bạch được tha, ông liền đi đến Hán-Dương, tiếp-tục cuộc ngao-du đây đó. Tuy-nhiên, vì tuổi già, sức yếu, ông đành đến ở nhờ người anh họ ở Đang-Đồ. Bốn năm sau, vua Đường-Đại-Tông lên ngôi, cho mời Lý-Bạch về làm quan, nhưng ông đã qua đời rồi (762) .
Tục-truyền có một đêm, khi Lý-Bạch đang say-sưa trên bờ sông Thái-Thạch, huyện Đang-Đồ, tỉnh An-Huy, ông nhìn thấy trăng ở dưới đáy nước, đẹp quá, liền nhảy xuống, với ý-định vớt trăng lên, nhưng chết đuối. Từ nơi đó, về sau người ta xây một cái đài đặt tên là Tróc-Nguyệt-Đài (Đài Bắt Trăng). Cũng có bằng-chứng cho rằng Lý-Bạch đã tự-tử. Chuyện ông nhẩy xuống sông ôm trăng có phần nào thêu-dệt, nhưng chính vì thế, làm cho thơ ông thơ-mộng hơn, nổi-tiếng hơn.
II. Tác-Phẩm:
Lý-Bạch đã sáng-tác hơn 20.000 bài thơ, nhưng ông không bận-tâm cất-giữ bài nào. Thơ của ông được biết tới là nhờ dân-gian truyền-tụng. Đến khi ông mất (762), người ta mới gom-góp lại được 1.800 bài, nhưng nay chỉ còn trên dưới 1.000 bài, và bài nào cũng hay.
Ông sáng-tác về mọi đề-tài như uống rượu, thưởng-ngoạn, xem hoa, tình-bạn, nỗi khổ của người dân, nỗi đau-đớn của người vợ trẻ xa chồng (chinh-phụ), của người cung-nữ, nỗi cô-đơn và bất-lực trước vũ-trụ bao-la. Khác Đỗ-Phủ, thơ của Lý-Bạch nhẹ-nhàng, phóng-khoáng, tự-nhiên, không va-chạm đến thế-sự, lại có sắc-thái chủ-nghĩa lãng-mạn.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Tĩnh dạ tư (ý-nghĩ trong đêm) nói lên nỗi-lòng nhớ quê-hương của ông, một bài thơ mà mọi người Trung-Hoa đều thuộc khi xa quê-hương.
Sàng tiền khán nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
床前看月光
疑是地上霜
舉頭望明月
低頭思故鄉




Bản dịch của Tương-Như:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Mặt đất như phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Bản dịch của Trần-Trọng-Kim:
Đầu giường chợt thấy bóng trăng,
Mập mờ trên đất, ngỡ rằng sương sa.
Ngửng đầu trông vẻ gương nga,
Cúi đầu luống những nhớ nhà băn khoăn.
Nhiều người thích thơ Cổ-Phong của Lý-Bạch, ngoài ra ông còn có thơ tứ cú, bát cú . Sau đây là bài “Nguyệt Hạ Độc Chước” được truyền-tụng rất nhiều :
III. Bài Thơ “Nguyệt Hạ Độc Chước”:
1. Hán:
月下 獨 酌
花間一壺酒 ,
獨酌無相親;
舉杯邀明月 ,
對影成三人。
月既不解飲 ,
影徒隨我身;
暫伴月將影 ,
行樂須及春。
我歌月徘徊,
我舞影零亂;
醒時同交歡 ,
醉後各分散。
永結無情遊 ,
相期邈雲漢。
2. Hán-Việt:
Nguyệt Hạ Độc Chước
Hoa gian nhất hồ tửu,
Độc chước vô tương thân.
Cử bôi yêu minh nguyệt,
Đối ảnh thành tam nhân.
Nguyệt ký bất giải ẩm,
Ảnh đồ tùy ngã thân.
Tạm bạn nguyệt tương ảnh,
Hành lạc tu cập xuân.
Ngã ca nguyệt bồi hồi;
Ngã vũ ảnh linh loạn.
Tỉnh thì đồng giao hoan,
Túy hậu các phân tán.
Vĩnh kết vô tình du,
Tương kỳ diểu Vân Hán.
Lý Bạch
3. Nghĩa Tiếng Việt:
một chung rượu uống bên hoa/không có ai nữa/nâng ly mà yêu trăng sáng/với bóng nữa là ba người/trăng không biết uống rượu/giã-từ bạn cùng với trăng/chơi-bời cho hết xuân đi/khi ta hát thì trăng xúc-động/khi ta múa thì ảnh hình rối-loạn/khi ta tỉnh thì tất cả cùng vui/sau khi hết uống rượu lại phân tán nhiều chỗ/gắn bó nhau mãi mãi/hẹn gặp nhau lại tạiVân-Hán.
4. Các bản dịch thơ:
                              a. Bản dịch của Tương-Như:
     Một mình uống rượu dưới trăng
Có rượu không có bạn,
Một mình chuốc dưới hoa.
Cất chén mời Trăng sáng,
Mình với Bóng là ba.
Trăng đã không biết uống,
Bóng chỉ quấn theo ta.
Tạm cùng Trăng với Bóng,
Chơi xuân cho kịp mà!
Ta hát, Trăng bồi hồi,
Ta múa, Bóng rối loạn.
Lúc tỉnh cùng nhau vui,
Say rồi đều phân tán.
Gắn bó cuộc vong tình,
Hẹn nhau tít Vân Hán.
                             b. Bản dịch của Trần-Trọng-Kim:
Trong hoa rượu ngọt một bầu,
Một mình chuốc chén có đâu bạn bè.
Mời trăng cất chén kè nhè,
Thân ta, bóng ấy, trăng kia, ba người.
Trăng thì tiếp rượu không nguôi,
Bóng ta theo mãi không rời thân ta.
Bạn cùng trăng bóng vẩn vơ,
Vui chơi khuây khỏa để chờ ngày xuân.
Ta ca trăng cũng băn khoăn,
Khi ta nhảy múa, bóng lăn lộn hoài.
Cùng nhau khi tỉnh vui cười,
Say rồi nghiêng ngửa, mọi nơi rạc rời.
Vô tình giao kết chơi bời,
Hẹn nhau ở chỗ xa khơi cõi trời.
c. Bản dịch của Hà-Việt-Hùng:
Người viết bài này xin mạo-muội đóng góp một bản dịch như sau:
Dưới Trăng Uống Rượu Một Mình
Rượu ngon ta uống một mình
Bên hoa, trăng sáng lung-linh ánh vàng
Trăng ơi, trăng uống đi trăng
Với ta, trăng, bóng là thành bộ ba
Trăng không biết uống trăng-tà
Sao bóng luẩn-quẩn bên ta thế này
Trăng theo bóng ngả về đây
Chơi xuân cho kịp những ngày có xuân
Ta ca, trăng cũng tần-ngần
Ta múa, bóng cũng thêm phần lung-linh
Khi tỉnh, cùng thắm-thiết tình
Khi say, phân-tán muôn hình muôn nơi
Biết nhau trên đoạn đường đời
Gặp nhau Vân-Hán cho vơi nỗi-buồn.

IV. Vài Ý-Nghĩ
Trăng cũng như rượu là hai vật-thể không thể thiếu trong cuộc-đời và thi-ca của Lý-Bạch. Ở đâu cũng nhuốm hình-bóng của trăng và rượu. Trăng và rượu có mặt trong nhiều tác-phẩm của Lý-Bạch. Riêng về trăng, không ai yêu trăng như Lý-Bạch, vì vậy trăng đã ảnh-hưởng đến cuộc-đời của ông, cuối cùng, ông đã ôm trăng và chết-đuối cùng trăng. Có người cho rằng ngày nay trong thời-gian trăng tròn, nhiều tai-nạn giao-thông xẩy ra , những vụ giết người hoặc tự-tử cũng tăng lên và cho rằng có nhiều người vào bệnh- viện tâm-thần hơn. Điều này chưa có cơ-sở chứng-minh, nhưng Lý-Bạch thực-sự đã gây một ảnh-hưởng sâu xa, chẳng những trong văn-học-sử Trung-Hoa mà còn ở nước ngoài nữa. Nhiều người Âu-Châu thích thơ Lý-Bạch hơn cả, nhờ thơ của ông giản-dị, không có nhiều điển-tích rườm-rà như phần đông các thi-sĩ Trung-Hoa khác đã làm. Có nhiều thi-sĩ Việt-Nam đã chịu ảnh-hưởng của Lý-Bạch.
V. Tham-Khảo:
- Các websites liên-quan.
- Wikipedia.

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

THƠ DỰ THI

THƠ DỰ THI
Tôi chưa từng tham gia cuộc thi thơ nào .Nhưng lần này tôi sẽ tham gia vì cảm thấy mục đích ý nghĩa cuộc thi rõ ràng và khá thoải mái về mọi mặt. 
Để hường ứng cuộc thi thơ 2017-2018 của Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm tổ chức như đã thông báo tôi sẽ lần lượt đăng từng chùm thơ để trước hết chia sẻ với các bạn.Các bạn bớt chút thì giờ đọc và nói xem mình thích bài nào.Nếu cần góp ý gì các các bạn góp ý gửi vào hộp tin cho tôi.Sau khi cân nhắc tôi sẽ chọn lại để tham gia dự thi. Được giải hay không,không quan trọng tôi vẫn vui vì đã được chia sẻ với các bạn.Các bạn cũng nên tham gia dự thi thêm phần vui vẻ.
CHÙM THƠ KHI ĐI CHỤP ẢNH PHONG CẢNH
1.TAM ĐẢO
Trên này là cảnh bồng lai
Dưới kia là cảnh trần ai thật buồn
Mây bay mây tỏa mây luồn
Cảnh tiên mà vẫn nỗi buồn trần ai
2.THĂM CÔN SƠN
Chẳng ngại đường xa vất vả
Hôm nay đến thăm Côn Sơn
Trong lòng bâng khuâng khó tả 
Biết ghi cảnh nào đắt hơn

Nơi đây Ức Trai ở ẩn
Cảnh xưa người cũ đẹp thay
Rừng thông reo vui vi vút
Suối tuôn róc rách đêm ngày

Giờ đây dòng khô bờ vắng
Đồi thông không một tiếng reo
Thạch Bàn lá khô mấy đống
Trơ vơ bậc đá cheo leo

Đây rồi vườn vải, vườn vải !
Mà Người ở đâu , ở đâu?
Dẫu nỗi oan xưa đã giải
Cỏ cây sao vẫn thảm sầu!

Lại buồn nhớ chuyện kỷ niệm
Lần sáu trăm năm ngày sinh
Báo “Nhân Dân” in nhầm ảnh!
Ôi nhầm nhầm thế, thật đáng kinh!

Cho đến bao giờ bao giờ
Đời mới hết điều ngộ nhận
Để khi cầm máy làm thơ
Lòng hết băn khoăn ân hận

3.MUỐN ĐÓN CON NÀNG TÔ THỊ

Muốn lên đây đón con Nàng
Nghe đồn Nàng bị chúng phang mất rồi
Xẻ ra lấy đá nung vôi
Thân Nàng vụn nát , rụng rơi tan tành
Để đền cái tội tày đình
Chúng đem xây lại tấm hình xi măng
Xa xa nhang nhác giống Nàng
Lại gần trông thật phũ phàng đớn đau
Thôi đành vậy biết làm sao
Từ xa tưởng tượng trên cao bóng Nàng
Thành nhà Mạc gió mang mang
Bỗng nghe văng vẳng mơ màng thơ xưa
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có Nàng Tô Thị có  Chùa Tam Thanh”
Thân Tô Thị đã tan tành
Hồn Nàng còn mãi quẩn quanh nơi này
Cho dù có đứng mãi đây
Chờ chồng Chàng cũng chẳng quay về nào
Con Nàng, Nàng tính làm sao
Bên Nàng nó chịu biết bao ưu phiền
Để con Nàng được bình yên
Thả con ra để tôi lên đón về.
4.THEO  BƯỚC CHA ÔNG
Tặng T.H
Không hẹn gặp em
Tôi tìm em trong này hội
Gặp tôi sao em bối rối
Em lớn khôn rồi cô học trò ơi!
Như chim sáo ngày xưa em bước bên tôi
Vang lảnh lót những điều em biết
Tiếng em ngân như những nốt đàn
Âm thanh còn vang mãi không gian
Tôi bỗng biến thành người trò nhỏ
Như năm xưa trong giờ lịch sử
Lặng yên nghe cô giáo giảng bài
Qúa khứ - Tự hào, Tin tưởng- tương lai
Tôi biết những ngày này em rất bận
Hạnh phúc đó em ơi! Đón nhận
Các Vua Hùng đang nâng bước chân ta
Nào bước lên ta tiếp bước Ông Cha.
5.CHÙA THẦY
Chợ Giời(1) thấp thoáng bóng người
Bàn cờ tiên(2) với đá ngồi lô nhô
Qua ống kính với hồn thơ
Lên thu cảnh đẹp sương mờ chiều đông
Lên cao khói tỏa mênh mông
Hàng cây đại uốn vây rồng sườn non
Đứng trên đỉnh núi chon von
Chiều buông lành lạnh vẫn còn say sưa
Trên tay lấm tấm hạt mưa
Người yêu mến cảnh nên chưa muốn về
Người say mê ,cảnh say mê
Cảnh buông lớp lớp bốn bề nông sâu
Ngắm trông phong cảnh đẹp giàu
Thu vào tầm mắt muôn màu nước non
Đá mòn nhưng gót chẳng mòn
Đâu phong cảnh đẹp chân còn muốn đi
Chú thích:
1)Chợ Giời : Trên đỉnh núi Sài Sơn ở chùa Thầy có một mặt bằng rộng như một sân bóng tương truyền gọi đó là Chợ Giời.Xung quanh những tảng đá xếp không đều nhau lô nhô vây quanh như người ngồi xem.
2)Bàn cờ tiên : Là một tảng đá to bằng phẳng nằm giữa Chợ Giời,có những đường vạch như bàn cờ.Tương truyền những đêm trăng sáng các vị tiên trên trời xuống đây đánh cờ nên gọi tảng đá đó là Bàn Cờ Tiên.Tảng đá này trước đây rất to khi tôi lên chụp ảnh lần thứ nhất .Nhưng lần thứ hai lên chụp ảnh năm 2013 tảng đá bị phá còn lại rất nhỏ và méo mó .Hỏi ra mới biết thời chiến tranh chống Mỹ bộ đội phòng không đóng trên đó phá đi để giải phóng mặt bằng nhưng phá không hết nên vẫn còn nhưng rất nhỏ.  
ĐINH DUY ĐANG


 CÔN SƠN
 TAM ĐẢO
 CHÙA THẦY







THÁC BẠC Ở TAM ĐẢO



Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

Mặt trời của tôi- Trọng Tấn vs Bằng Kiều

CÁC PHÉP ĐỐI




  1. Hôm nay TD xin phép đăng bài này để giải đáp câu hỏi của một số bạn đã nhắn tin, muốn tìm hiểu về các phép đối trong hai cặp thực- luận của bài TNBC đường luật. 

    Theo “Thi pháp thơ Đường” của Quách Tấn, cũng như một số tài liệu khác, TD thấy trong thơ đường luật, người chơi hay sử dụng các phép đối cơ bản sau: chỉnh đối, tá tự đối, cú trung đối, tựu cú đối, lưu thủy đối, phiến đối, giao cổ đối, bất đối chi đối…
    Trước khi nói tới các phép đối khác, ta phải nói về phép chỉnh đối, trước, vì đây là phép đối ngẫu cơ bản nhất, người chơi thơ cần phải nắm thật vững mới có thể làm được tốt các phép đối khác. 


    PHÉP CHỈNH ĐỐI 
    Phép đối này là phép đối thông dụng nhất.
    Trong cuộc sống hàng ngày, các câu nói cửa miệng quen thuộc của người Việt Nam, cũng như trong ca dao, tục ngữ chứa đựng rất nhiều những câu đối ngẫu rất tề chỉnh, như:
    Đi ngược về xuôi
    Lên rừng xuống biển
    Lên voi xuống chó
    Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng
    Làng trên xóm dưới
    ….
    Đó chính là những câu đối ngẫu rất thông dụng, rất hay.
    Yêu cầu của phép đối này là các cặp từ tương ứng của câu trên và câu dưới phải đối với nhau: động từ thì đối với động từ, danh từ chung thì đối với danh từ chung, danh từ riêng thì đối với danh từ riêng, tính từ đối với tính từ, từ láy với từ láy.


    “Tự buổi anh trao lời hẹn ước
    Là ngày em nếm cảnh chờ trông”


    Từng cặp từ đối chan chát nhau về từ loại, như: TỰ đối với LÀ; BUỔI- NGÀY, ANH- EM, TRAO- NẾM… từng cặp từ đối rất chặt chẽ

    CÁC LỖI THẤT ĐỐI THƯỜNG GẶP:
    VD1:
    Vì nhung nhớ kẻ xa muôn hướng
    Để bẽ bàng duyên tủi vạn phần
    Ở đây: nhung nhớ là động từ láy – bẽ bàng là tính từ láy = thất đối
    VD2:
    Khắc khoải dâng buồn trong mắt Mẹ
    Âm thầm ngóng đợi dưới hàng tre
    Buồn (tính từ) – đợi (động từ) => thất đối
    VD3:
    Lưu luyến bài thơ trên bến vắng
    Ngại ngần khúc nhạc giữa chiều hoang
    Lưu luyến (động từ ghép đẳng lập: LƯU và LUYẾN)- ngại ngần (động từ láy) = thất đối
    Tuy nhiên, trong một bài thơ TNBC đường luật, Để cho một chùm thơ, một tập thơ không bị đơn điệu về hình thức đối ngẫu, người xưa đã đưa ra nhiều phép đối ngẫu linh hoạt hơn. Vì vậy, khi thấy một bài thơ không chỉnh đối, đừng vội đánh giá là thất đối, mà có thể rơi vào các trường hợp của các phép đối đặc biệt dưới đây: 


    PHÉP KHOAN ĐỐI
    Để cho một chùm thơ, một tập thơ không bị đơn điệu về hình thức đối ngẫu, người xưa đã đưa ra nhiều phép đối ngẫu linh hoạt hơn.


    1/ Phép lưu thủy đối:
    Ví dụ:
    Có phải mưa hoài không thể đến
    Hay vì anh đã chẳng còn yêu 


    Giá như thuở ấy không thề hẹn
    Có lẽ bây giờ chẳng nhớ thương 


    Theo quy tắc chiếu chữ thì hai câu này là bất đối. Nhưng lại xét: Hai câu thơ có cấu trúc ngữ pháp giống nhau; mạch ý câu trên trôi chảy như nước, được tràn sang câu dưới làm lọn nghĩa cho câu trên. Đó là phép Lưu thủy đối.

    Tất cả các liên thơ mà câu trên bắt đầu bằng mấy chữ tương tự như: còn chăng…, có phải …, bởi lẽ…, ứng với đầu câu dưới là các chữ tương tự như: hay đã…, hay là …, làm cho…, v.v. thì liên thơ đó đã theo phép đối nói trên.

    2/ Phép tá tự đối:
    Ví dụ:
    Lũng thẳm rừng sâu bền ý định
    Trùng khơi sóng cả vững tay chèo 


    Nếu xét theo nghĩa của từ trong bài thì: Ý định (danh từ)- tay (dt), chèo (đt) = không chỉnh đối
    Nhưng chiếu theo nghĩa khác của từng từ (không phải nghĩa trong bài)
    Ý (dt)- tay(dt)
    Định (ĐT) – Chèo (ĐT)
    => Đối rất chặt với nhau


    VD:
    Mà bao tháng bão dâng lồng lộng
    Để những ngày giông biết gượng ghì 


    Xét theo nghĩa của từ trong bài thì: lồng lộng là tính từ láy, gượng, ghì là động từ, nhưng xét riêng từng từ thì lồng, lộng, gượng, ghì đều là động từ => đối rất chặt chẽ. 

    3/ Phép cú trung đối:
    Ví dụ
    Phòng khuya bóng tẻ hoài mong nhớ
    Mộng vỡ tình bay vẫn ngóng chờ


    Nếu câu trên, câu dưới cứ chiếu từng chữ lên nhau, thì hai câu này cũng bất đối. Nhưng xét nội bộ từng câu, thì lại thấy: phòng khuya đối với bóng tẻ; mộng vỡ đối với tình bay; đuôi câu trên (hoài mong nhớ) đối rất chặt với đuôi câu dưới (vẫn ngóng chờ). Lấy câu có nội đối để đối nhau thì lại rất cân bằng. Đây là phép cú trung đối.

    4/ Phép Tựu cú đối:
    Nghiêng thành đổ nước thời xuân trẻ
    Nhạt phấn phai hương buổi héo già 


    Ngoài phần có tiểu đối, trong từng câu còn có phần bất đối (nhạt là tính từ - phai là động từ => không đối). Do đó chúng ta quy vào phép Tựu cú đối.

    Cả 2 phép Cú trung đối và Tựu cú đối còn có tên chung là Đương đối.

    5/ Phép giao cổ đối:
    Nghe lòng dậy sóng đìu hiu ngõ
    Quạnh quẽ dòng trôi kẻ ngóng đò


    Đây chính là phép Giao cổ đối: Nghe lòng dậy sóng đối chéo xuống với trôi kẻ ngóng đò, và quạnh quẽ dòng đối chéo lên với đìu hiu ngõ.

    6/ Phép bất đối chi đối:
    Bài DANG DỞ MỘNG, Hạ Băng có cặp luận như sau:
    “Ngoài ba mươi tuổi duyên còn hết?”
    "Em biết anh đi chẳng trở về"


    Câu trên trích trong bài “Đời vắng em rồi” _ Vũ Hoàng Chương
    Câu dưới trích trong bài “Em biết anh đi chẳng trở về” _ Anh Bằng 


    Cái hay của phép đối này là: Ghép hai câu thơ khác nhau của hai tác giả mà câu đối vẫn hiệp chung một tình ý. Câu 1 có đại ý là tự vấn về duyên phận. Câu hai có đại ý là đã biết trước kết cục của cuộc tình rồi. Thật là quá hợp với nội dung. Đây là phép bất đối chi đối, lấy cái không đối để đối, không lệ thuộc vào mặt chữ mà chỉ chú trọng đến ý. Ý phải đối nhau, cấu trúc ngữ pháp phải song song đồng dạng với nhau.

    7/ Phép phiến đối (cách cú đối):
    Bạn dửng dưng hoài phai sắc mộng (câu 3)
    Dòng khơi sóng nổi bão giông đầy (câu 4)
    Anh biền biệt mãi sầu mây gió (câu 5)
    Ngõ quạnh sương choàng mắt lệ cay (câu 6)


    Là lấy câu thứ 3 đối với câu thứ 5, lấy câu thứ 4 đối với câu thứ 6. Đây là phép phiến đối (hay cách cú đối).

    Ai còn những phép đối nào khác, xin chia sẻ để mọi người học nhé. 

    Thiet Duong (Sưu tầm và biên soạn)