Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

NĂM MỚI NÓI CHUYỆN NGỰA

NĂM NGỌ NÓI CHUYỆN NGỰA

Ngựa trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ

28/12/2013
Từ lâu hình ảnh con ngựa đã là nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, điêu khắc... Trong kho tàng văn học dân gian của Việt Nam và thế giới có rất nhiều câunói hay nói v ngựa, nhưng thực ra là nói về con người và cuộc sống.
 Tục ngữ Nga có câu: “Ngựa bốn vó vn cứ bị vấp ngã” để chỉ rằng ở đời không có sự việc nào, con người nào là hoàn chỉnh tuyệt đối. Hoặc một câu tục ngữ của Nhật Bản: “Biết ngựa qua bước đi, biết người qua giao thiệp”. Tương tự như vậy ở Việt Nam có câu ca dao:
Ngựa hay chẳng qun đường dài
Nước kiệu mới biết tài trai anh hùng
Qua các kiểu đi của ngựa: “nước kiệu” (đi chậm), “nước trung” (đi vừa), “nước đại” (phi nhanh)... nó sẽ bộc lộ những mặt mạnh hay yếu của con ngựa. Người ta cũng vậy, qua giao thiệp những mặt ưu và khuyết s hiện ra rõ hơn. Dân ca quan họ Bắc Ninh có câu: “Bây giờ kẻ Bắc người Nam/Ngựa Hồ chim Việt biết làm sao đây”, là một lời than thân trách phận trong sự xa cách,  đây người bình dân đã mượn điển tích “ngựa Hồ chim Việt” của Trung Quốc để biểu đạt sự nhớ nhau. Khi người con gái có chồng rồi, đã yên bề gia thất được ví như “ngựa có cương”, các chàng trai đừng dòm ngó nữa:
Em có chồng rồi như ngựa có cương
Ngựa em em đứng, đường trường anh đi
Và khi người con trai phụ tình, người con gái vẫn dõng dạc tuyên bố, không chịu lép vế:
Sông sâu ngựa lội ngập kiều (kiều là cầu)
Dẫu anh có phụ còn nhiều người thương
Nhưng khi tình yêu đôi lứa không cân xứng, “đứa con gái khôn lấy thằng chng dại” thì người bình dân lại so sánh:
“Tiếc thay con ngựa cao bành
Để cho chú ấy tập tành sao nên?”
Đây là lời trách của cô gái đối với chàng trai, khi chàng cứ “kén cá chọn canh” đ cuối cùng gặp phải người chẳng ra gì:
Ngựa ô chẳng cưỡi, ỡi bò
Đường ngang không chạy, chạy dò đường quanh
Khi tình yêu chung thủy thì dù:
"Đường dài ngựa chạy biệt tăm
Người thương có nghĩa trăm năm cũng chờ”,
 rồi họ ao ước có một ngôi nhà năm gian, chan hòa ánh sáng:
Năm con ngựa bạch sang sông
Năm gian nhà ngói, đèn trong đèn ngoài
Để rồi một ngày kia đẹp trời, anh sẽ đón nàng lên “xe hoa” bằng ngựa quý: “Ngựa ô anh thắng kiu vàng
Anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh”.
Trong chiến đấu, ngựa góp phần lập nên nhiều chiến tích oai hùng. Ta đã từng nghe nói v con ngựa“xích thố” (lông đỏ) của Quan Công, “ngựa truy” của Hạng Vũ, “ngựa sắt” của Thánh Gióng, “ngựa ô”của Ôđixê ở thành Troa, “long mã" của Đường Tam Tạng... Khi quan quân của Lê Lợi đóng trại ở Bồ Đề, mọi người đã thi nhau cắt cỏ về cho ngựa để tỏ lòng yêu mến đức Ông:
“Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn”.
Và chẳng may khi người tướng chết, ngựa cũng buồn ru và có khi chết theo. Người ta cũng đã từng mổ ngựa để lấy “da bọc thây” các chiến tướng. Trong “Chinh phụ ngâm”, Đặng Trần Côn đã viết:
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”.
Những con ngựa hay, ngựa quý cũng rất kén chủ. Nếu ngưi không đủ tài trí điều khiển, thì nó bất phục, người ta thường bảo “ngựa hay lắm tật” (còn gọi là ngựa chứng). Để chỉ sự nguy hiểm, tục ng dạy ta:“Hàm chó vó ngựa”, Ngựa cũng rất có tình với chủ, vi bầy: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hoặc“ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn”. Để phê phán những hiện tượng xấu, trong dân gian có các thành ngữ như “ngựa non háu đá”, “như ngựa bất kham”, “ngựa quen đường cũ”... chỉ sự ghen đua lố bịch thì có “ngựa lồng, tóc cũng lồng”,… ám chỉ kẻ xấu thì dùng “đầu trâu mặt ngựa”, chỉ sự may rủi (họa - phúc) có câu “ngựa Tái Ông” (Tái Ông thất mã), sự thẳng thắn thái quá được ví “thẳng như ruột ngựa”, sự tng tiến hay hạ bệ có câu “lên voi xuống ngựa”. Công việc chóng vánh, sớm hoàn thành thì có câu “nhanh như ngựa”. Phải bất đắc dĩ dùng một vật nào đấy không tương xứng với việc lớn thì có câu:“thiếu voi phải dùng ngựa”, chỉ sự thay đổi trắng đen của lòng người khó dò, ta thường nói “ngựa hươu thay đổi”. Nhà thơ Cao Bá Nhạ có câu:
Ngựa hươu thay đi như chơi
Giấu gươm đầu lưỡi, thọc dùi trong tay
Khi người ta khuyên nhau không nên vội vàng trong công việc, thì hãy nghĩ đến câu “ngựa le te cũng đến bến Giang/Voi đủng đỉnh cũng sang qua đò”. Và dù ngựa có bay đến đâu cũng không thể gác được hai yên. Câu tục ngữ “ngựa nào gác được hai yên” luôn nhắc nhở ta không nên ép người khác làm việc quá giới hạn.
Xuân đã gõ cửa mọi nhà, ta ôn lại một số câu ca dao, dân ca, tục ngữ nói về ngựa để cầu chúc cho đất nước và con người tiến nhanh, tiến mạnh trên cỗ xe “thiên lý mã”

Chúc mọi nhà MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG.



Thứ Hai, ngày 16 tháng 12 năm 2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét